7 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp - Khởi nghiệp 0 đồng

admin

“Chỉ có hai loại người không phạm sai lầm: Đó là người chưa được sinh ra và người đang ở trong quan tài”. Tuy nhiên, khởi nghiệp là cả một quá trình dài nỗ lực, đôi khi còn phải thêm chút “liều lĩnh”. Việc hạn chế những sai lầm có thể dẫn đến thất bại trong khởi nghiệp là điều mà doanh nhân Lê Đình Hải - tác giả cuốn sách Khởi Nghiệp 0 Đồng muốn chia sẻ với những người trẻ

Trong cuốn sách của mình, doanh nhân Lê Đình Hải đã chỉ ra 7 sai lầm cần tránh dựa trên những kinh nghiệm trong suốt quá trình khởi nghiệp của mình cũng như của nhiều người khác. Đây chính là những bài học thực tiễn quý giá mà người trẻ muốn khởi nghiệp nên tham khảo. 

7 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp 

Kế hoạch kinh doanh sơ sài 

Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết là bước quyết định, là nền tảng cho sự thành công trong tương lai. Mặc dù trên thực tế, mọi việc thường diễn ra không như những gì bạn dự định ban đầu nhưng kế hoạch kinh doanh vẫn luôn là linh hồn của doanh nghiệp, là kim chỉ nam giúp bạn không đi lạc hướng. 

Vậy nên, trước khi bước vào khởi nghiệp, cần phải vạch ra những câu hỏi như “Tại sao bạn quyết định kinh doanh? Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Bạn kiếm nguồn đầu tư ở đâu? Đối tượng nào sẽ là người mua sản phẩm của bạn?.....”. Chỉ khi trả lời được những câu hỏi này, bạn mới có thể bước những bước đi đầu tiên trên con đường khởi nghiệp. 

Không phát triển kế hoạch tiếp thị 

Kinh doanh mà không làm tiếp thị là một sai lầm lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Dù ngân sách ít hay nhiều thì bạn bắt buộc phải làm tiếp thị để dịch vụ, sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng. 

Tác giả chỉ ra cách thức tiếp thị dễ dàng dành cho những công ty, doanh nghiệp có ít nguồn vốn chính là tận dụng các công cụ miễn phí, mạng xã hội, tiếp thị truyền miệng,.... Bạn không thể kinh doanh thành công nếu không thu hút được khách hàng và khách hàng thì chỉ có thể biết đến bạn thông qua con đường tiếp thị mà thôi. 

Nghĩ hẹp

Rất nhiều người khi định hướng quá trình khởi nghiệp thường lựa chọn một ý tưởng bình thường, dễ dàng, cố gắng tránh mọi khó khăn, thử thách. Việc lựa chọn này sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn hơn nhưng lại khó có bước đột phá vượt bậc. Đôi khi, bạn sẽ thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh vì họ cảm thấy việc kinh doanh này dễ dàng. Một kinh nghiệm rút ra rằng, bạn chỉ có thể tránh cạnh tranh, hoặc chiến thắng trong cuộc cạnh tranh bằng những ý tưởng mạo hiểm và đột phá. 

Bảo thủ 

Đến một lúc nào đó, công ty buộc phải thay đổi để thích hợp với tình hình mới và điều này đòi hỏi tầm nhìn của chủ doanh nghiệp. 

Thị trường luôn thay đổi không ngừng trong từng giờ, từng ngày. Vậy nên, các chủ doanh nghiệp không thể áp dụng chiến lược kinh doanh từ nhiều năm trước vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không ít người suy nghĩ rằng “Tôi đang làm rất tốt, tại sao phải thay đổi?”. Bạn cần hiểu rằng “Đúng là bạn đã thành công trong quá khứ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thành công trong tương lai”. Vậy nên, hãy nhanh nhạy trước các yếu tố tác động đến quá trình kinh doanh của mình. Hãy thay đổi để không bị tụt hậu và có thể nắm bắt được mọi cơ hội. 

Dễ thất vọng 

Đôi khi, bạn dễ dàng nản chí, thất vọng khi ý tưởng kinh doanh của mình không nhận được đánh giá cao từ các nhà đầu tư hay những người xung quanh. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến quá trình khởi nghiệp dễ bị thất bại. Ngoài ra, còn có rất nhiều những khó khăn khác mà bạn cần phải đối mặt như thiếu hụt tài chính, nợ nần, công việc căng thẳng,..

Vậy nên, khi quyết định bước vào con đường khởi nghiệp, cũng là lúc bạn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn thử thách ở phía trước. Bạn có thể phải làm việc 16 giờ mỗi ngày và đôi khi chẳng còn một xu dính túi.

Bỏ qua những chỉ trích 

Không nản lòng trước những lời chỉ trích không có nghĩa là bỏ ngoài tai. Những phản hồi, góp ý dùng đúng dù sai luôn có giá trị nhất định.

 

Bạn nên lắng nghe những lời chỉ trích và phân tích xem nguyên nhân là do đâu. Hoặc có thể, bởi vì mọi người chưa hiểu hết về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Lắng nghe những vẫn giữ được mục tiêu chính là điều bạn cần làm.  

Đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ có thể bị cuốn vào đam mê kinh doanh và đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng mình có được vào công ty. Tuy nhiên, trước khi nuôi sống việc kinh doanh, bạn cần nuôi sống chính bản thân mình. Vậy nên, khi khởi nghiệp, bạn cần có một kế hoạch tài chính rõ ràng theo từng giai đoạn. 

Tham khảo thêm nhiều chia sẻ thiết thực và những kinh nghiệm quý báu trong cuốn sách Khởi Nghiệp 0 Đồng. Vui lòng để lại email để cập nhật thường xuyên các thông tin hữu ích về khởi nghiệp. 

 

Share
Bài cũ hơn: