Bật mí về khởi nghiệp công nghệ tại thị trường Việt Nam

admin

Khởi nghiệp công nghệ - Hiện nay cộng đồng khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, các hoạt động khởi nghiệp từ công nghệ (tech-startup) tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có được nhiều tín hiệu đáng mừng trên thị trường hiện nay.

 

Lê Đình Hải sẽ chia sẻ với bạn những cái nhìn tổng quan nhất hiện nay về khởi nghiệp công nghệ tại thị trường Việt Nam.


 

Khởi nghiệp công nghệ (Tech - Startup)

 

- Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ đang tác động lớn đến đời sống con người, sử dụng trí tuệ nhân tạo thay thế cho sức lao động của con người trong nhiều lĩnh vực đời sống.

 

- Với hiện tại hiện nay các doanh nghiệp hay cá nhân khởi nghiệp không gắn với yếu tố công nghệ thì rất khó để phát triển.

 

Ví dụ như các cửa hàng, nhà hàng sử dụng công nghệ để lên thực đơn, cập nhập mức giá, quản lý chi tiêu,...

 

- Khởi nghiệp công nghệ là cầu nối đưa các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh đến gần với người sử dụng, đồng thời cũng là nơi gieo hạt ước mơ, ý tưởng và cảm hứng cho các bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp.

 

- Điểm chung của các startup đó chính là khi mới bắt đầu bước chân vào thương trường thì đều rất nhiệt tình và có nhiều khí thế quyết tâm bắt đầu khởi nghiệp mặc dù với số vốn và kinh nghiệm không được nhiều.

 

- Với 92% startup thất bại sau 3 năm đầu tiên chứng tỏ rằng các cá nhân khởi nghiệp không tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về thị trường khi bắt đầu bước chân vào.

 

- Một hội thảo về khởi nghiệp tại Việt Nam chỉ ra 80% startup thất bại thường do không đủ nguồn vốn, tiếp sau đó là các nguyên nhân như sản phẩm chưa thật sự nổi trội và cần thiết với thị trường, vận hành không hiệu quả…

 

Cùng với những  lợi ích lớn khi thành công là những rủi ro, mà rủi ro lớn nhất phải kể tới là họ có nguy cơ mất mọi thứ mình đã đầu tư vào doanh nghiệp của mình – Tiền, công sức, sản phẩm, nhân lực.

 

6 ý tưởng kinh doanh hiệu quả trong thời công nghiệp 4.0 – Quốc ...

 

>>> Xem thêm: Khởi nghiệp ở tuổi 30


 

Thị trường khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam

 

- Tin vui cho giới trẻ khởi nghiệp ở Việt Nam khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố lên kế hoạch cấp tổng số vốn trị giá 10 triệu USD cho khoảng 100-150 công ty khởi nghiệp Việt Nam. 

 

- Thị trường khởi nghiệp công nghệ Việt đang trở thành một phong trào trong giới trẻ thu hút được sự các nhà đầu tư ở trong nước và cả ngoài nước.

 

- Những doanh nghiệp thành công có thể điểm lại các cái tên như trong lĩnh vực internet có VNG, VCCorp; giải pháp thương mại điện tử có Vật giá, Chợ điện tử, Bizweb, WebBNC; trang web ăn uống có Foody… 

 

- Hiện có một số cái tên mới khá nổi như Giao hàng nhanh (Hậu cần thương mại điện tử), Haravan (Giải pháp kinh doanh trực tuyến), ANTS (Quảng cáo dựa trên dữ liệu lớn)…

 

- Trên thực tế, tech-startup ở Việt Nam thực sự là rất khó vì việc cung cấp giải pháp dành cho doanh nghiệp hay các ứng dụng giải trí dành cho người sử dụng phổ thông trên các thiết bị di động thông minh khó như nhau. 

 

- Bởi có đến 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ trong quản lý chưa cao nên họ dành rất ít kinh phí cho việc đầu tư các giải pháp công nghệ. 

 

- Các chính sách chưa hỗ trợ tốt cho ngành công nghệ vì nhiều phát minh, sáng chế về phần mềm đôi khi đi trước luật doanh nghiệp

 

- Hiện các ứng dụng trên điện thoại đòi hỏi các nhà phát triển đầu tư một hệ thống bài bản, chịu lỗ trong thời gian đầu để thu hút người dùng.

 

- Còn phát triển game thì không cạnh tranh nổi với các công ty nước ngoài, đặc biệt là các đại diện đến từ Trung Quốc. 

 

Để khởi nghiệp thành công trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ...


 

>>> Xem thêm: Khởi nghiệp thành công với số vốn 100$ 

 

03 lỗi thường gặp của khởi nghiệp công nghệ


 

Những lỗi của Tech - Startup thường giống nhau giống như những lỗi mà các doanh nghiệp khởi nghiệp khác mắc phải.

 

- Lỗi thứ nhất đó chính là không chịu nghiên cứu kỹ về thị trường trước khi bắt đầu khởi nghiệp, chưa tập trung hết sức lực của mình vào công việc kinh doanh.


 

- Lỗi thứ 2 đó là thiếu đi sự đa dạng trong hội đồng công ty. Một nhóm Startup tất cả đều chuyên về một lĩnh vực không có sự đa dạng về các thành phần trong công ty, không có người đứng lên dẫn dắt và quản lý, thiếu tầm nhìn dẫn đến xác suất thất bại nhanh chóng.

 

- Cuối cùng vốn luôn là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ một startup nào. Mặc dù vậy, với bản chất rủi ro lớn nên gọi vốn đầu tư cho startup không hề đơn giản.

 

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp với số vốn 30 triệu đồng

 

Lưu ý khi khởi nghiệp theo ngành công nghệ

 

- Với thị trường thay đổi liên tục theo từng ngày, các chiến lược đầu tư tập trung vào đầu tư dài hạn nên đầu tech- startup được ví như đầu tư vào sự may rủi rất nhiều.

 

- Đội ngũ hỗ trợ và tư vấn cho các Tech - Startup có giới hạn nhưng đội ngũ startup lại tăng lên rất nhanh chóng nên các đội ngũ khởi nghiệp không nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất để thành công.

 

- Các doanh nghiệp về công nghệ đã phát triển trên thị trường hiện nay đều sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ cho các startup. Tech - Startup lên học hỏi và nhờ đến sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực này để có thể phát triển.

 

- Hiện nay Tech - Startup vẫn còn hấp dẫn đối với các bạn trẻ đam mê theo đuổi lĩnh vực công nghệ này.

 

- Đối với ngành công nghệ, muốn khởi nghiệp, người chủ cần trau dồi kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệp vì kinh doanh là quản lý và khám phá con người. 

 

- Đối với ngành công nghệ dựa vào sự may mắn để thành công là rất ít.

 

- Để theo đuổi định hướng khởi nghiệp ngành công nghệ, trong nhóm cộng đồng khởi nghiệp thì luôn cần có những chiến lược kinh doanh dài hạn và chiến lược kinh doanh ngắn hạn.

 

- Kết nối với các đối tác tiềm năng trong thị trường để cùng nhau phát triển và tiến xa hơn trên thị trường kinh doanh này.

 

- Các kế hoạch ngắn hạn, bạn phải thúc đẩy và triển khai để đạt được toàn bộ kế hoạch ngắn hạn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

 

Để Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp


 

Trên đây là những chia sẻ về thị trường khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam của Lê Đình Hải. Nếu như bạn cần nhận được sự hỗ trợ và tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp, bạn có thể để lại thông tin tại đây để nhận được Email tư vấn hỗ trợ của Lê Đình Hải và các cộng sự.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên đây. Chúc các bạn thành công trên con đường khởi nghiệp của mình!

 
Share
Bài cũ hơn: