H-Group và tham vọng “năng lượng mặt trời hóa” những khu công nghiệp
H-Group và tham vọng “năng lượng mặt trời hóa” những khu công nghiệp
Xu hướng sử dụng điện mặt trời trong các khu công nghiệp nằm giảm tải gánh nặng lên hệ thống nguồn điện, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường đã là điều quá phổ biến tại những đất nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc,… nhưng tại Việt Nam, đây gần như vẫn còn 1 bài toán bỏ ngỏ. Bởi ý tưởng thì hay nhưng khâu triển khai, lắp đặt đang là vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải.
Dẫu khó khăn là vậy, ông Lê Đình Hải - CEO của H-Group vẫn không chùn bước và luôn vững tin với tham vọng phủ kín toàn bộ các khu công nghiệp, chế xuất bằng hệ thống lưới điện mặt trời.
Ứng dụng năng lượng mặt trời là bước đi bền vững cho ngành công nghiệp Việt
Chào ông, ông có thể chia sẻ cho mọi người cùng biết ý tưởng sử dụng năng lượng mặt trời trong các khu công nghiệp của mình bắt nguồn từ đâu không?
Chúng ta đều biết các nước muốn đi từ đang phát triển lên phát triển luôn phải trải qua 1 quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tức là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ trồng trọt truyền thống sang những ngành sản xuất tự động. Để đạt được điều đó, rất nhiều quốc gia đã phải đánh đổi sự trong sạch của môi trường, biến bầu không khí của nước họ trở thành những “làn sương mù” do khói bụi để đổi lấy sự phát triển thần tốc.
Bạn có thể thấy rõ được điều đó qua người “hàng xóm” của chúng ta. Trong nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc luôn nắm giữ vị trí top đầu trên toàn thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vậy, đổi lại là sự ô nhiễm môi trường ngày càng đáng báo động. Trong đó, việc sử dụng hệ thống điện truyền thống cũng đóng góp không ít phần vào màn sương khói, bụi độc hại ở quốc gia này.
Không chỉ vậy, hệ lụy mà nó mang lại còn nhiều hơn thế. Khi sức khỏe của người công nhân Trung Quốc phải ngày đêm làm việc trong các khu công nghiệp luôn phải ở trong tình trạng “treo cổ một tròng”.
Trong khi đó tại Việt Nam, chúng ta được thiên nhiên đã ưu đãi với một vị trí địa lý thích hợp để phát triển nguồn năng lượng mặt trời, trải dài từ Bắc tới Nam với bốn mùa quanh năm có nắng. Chính vì vậy, tôi nghĩ đây là ý tưởng tuyệt vời để có thể tận dụng nguồn năng lượng sạch này vào các khu công nghiệp sản xuất, giúp tiết kiệm điện và hạn chế ô nhiễm môi trường đồng thời ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hơn nữa, vì các nguồn nhiên liệu tạo điện năng chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt tại nước ta như hóa thạch than và thủy điện đều đang dần có nguy cơ cạn kiệt mau chóng. Do đó, nhu cầu khai thác năng lượng mới bây giờ là vô cùng cấp thiết.
Ông thấy khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải khi thực hiện dự án này là gì?
Một dự án về cái mới và còn xa lạ nhiều thì lúc nào cũng gặp khó khăn nhưng đối với tôi, cái khó nhất ở đây là từ khâu triển khai. Nhiều vấn đề trong quy trình thủ tục khiến giá đầu tư bị tăng lên. Theo kết quả nghiên cứu, trong giá thành năng lượng tái tạo có tới 30% nằm trong khâu quy trình thủ tục, ở đây đòi hỏi vai trò của các nhà hoạch định và cơ quan quản lý.
Ngoài ra, yếu tố công nghệ và con người cũng cần nghiên cứu và cải thiện hơn thì dự án “Mặt trời trong các khu công nghiệp” mới có thể sẵn sàng bước vào hoạt động được.
Theo ông, năng lượng mặt trời có thể thay thế hoàn toàn nguồn điện chúng ta đang sử dụng hiện tại không?
Thực tế mà nói thì không. Nhưng tùy theo khả năng khai thác mà năng lượng mặt trời có thể thay thế tới 50 – 70% nguồn điện mà chúng ta đang dùng hiện tại. Và điều đó mới xảy ra ở các nước phát triển thôi. Bây giờ, Việt Nam ta mới chỉ có thể đáp ứng tối đa là 20% nhu cầu sản lượng điện cho một khu công nghiệp hoạt động. Tôi thấy điều đó là đáng mừng nhưng để tiến xa hơn với tham vọng biến năng lượng sạch từ mặt trời thành nguồn cung chính thì Việt Nam vẫn còn phải đi một chặng đường dài. Tham khảo các nước đã ứng dụng thành công năng lượng mặt trời vào sản xuất là cách mà H-Group đang học hỏi để thực hiện “ước mơ” của mình ở những khu công nghiệp trong tương lai.
Ngoài pin năng lượng mặt trời, H-Group còn làm những gì để đẩy mạnh việc sống xanh?
Hiện nay, an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm rất lớn của hầu hết mọi người. Thay vì phải mất thời gian và công sức kiểm chất lượng soát thực phẩm đầu vào, dự án Năng lượng mặt trời trong khu công nghiệp sẽ đầu tư vào hệ thống trồng trọt tưới tiêu tự động để tạo ra nguồn rau củ sạch. Đây là nguồn thực phẩm dồi dào và miễn phí cho du khách tới Việt Nam, góp phần tạo nên hình ảnh của một đất nước “xanh” trong mắt bạn bè quốc tế.
Hệ thống trồng trọt tưới tiêu tự động sử dụng máy bơm và vòi phun công suất lớn, kết nối trực tiếp với các thiết bị thông minh bật tắt từ xa. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm nhân công, nước và năng lượng, đồng thời tăng hiệu quả tưới.
Mục tiêu của H-Group là hướng đến tự động hóa trong mọi hoạt động. Trong tương lai, tôi tin rằng công nghệ thông minh sẽ giúp sức rất nhiều trong việc vận hành dự án Năng lượng mặt trời trong khu công nghiệp.
Nghe nói một phần lợi nhuận dự án sẽ được ủng hộ vào quỹ từ thiện tại các tỉnh thành mà H-Group tham gia dự án?
Đúng vậy, phương châm của chúng tôi là “Cho đi là còn mãi”. Vì vậy, 51% lợi nhuận của dự án sẽ được đưa vào quỹ từ thiện phục vụ kinh tế, giáo dục và y tế mà H-Group triển khai tại các tỉnh mà chúng tôi có mặt.
Đây là một phần trong dự án H – For people, tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cho các tổ chức khác hoặc cung cấp các nguồn kinh phí riêng của mình cho mục đích từ thiện.
Kinh tế, giáo dục và y tế là ba vấn đề chúng tôi ưu tiên hàng đầu. Trong tương lai, tại các tỉnh mà H-Group tham gia dự án không chỉ có những khu công nghiệp hoàn toàn vận hành từ pin năng lượng mặt trời, mà còn phải có tiềm lực kinh tế, chất lượng y tế và giáo dục tốt nhất!
Cảm ơn ông Lê Đình Hải đã tham gia phỏng vấn của chúng tôi! Hy vọng dự án ứng dụng năng lượng mặt trời vào trong các khu công nghiệp của H-Group sẽ thành công rực rỡ và góp phần vào bảo vệ môi trường.
Cảm ơn bạn!