Digital marketing là gì?

admin

Digital marketing - Xã hội phát triển, mua sắm trên Internet diễn ra ngày càng phổ biến và Digital Marketing chính là cầu nối để doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. 

 

Qua bài viết dưới đây chuyên gia Lê Đình Hải trong lĩnh vực khởi nghiệp sẽ cùng với các bạn tìm hiểu một cách tổng quát nhất về lĩnh vực Digital marketing.

 

Giải mã sự khác biệt và cách thực hiện của 10 nhánh nhỏ trong ...

 

Tìm hiểu về digital marketing

Digital Marketing là hoạt động quảng cáo giới thiệu đến người tiêu dùng qua các thiết bị điện tử, thiết bị di động thông minh như máy tính cá nhân, điện thoại hay cả những thiết bị chơi game có tính năng tương tác 

 

Digital marketing là một mảng rất rộng với rất nhiều kênh khác nhau và là mô hình tiếp thị ngày càng một quan trọng trong chiến lược quảng cáo của các công ty, tổ chức dù lớn hay nhỏ.

 

Digital marketing sử dụng rất nhiều các công nghệ nền tảng khác nhau như websites, email, các ứng dụng trên trang mạng xã hội nổi bật hiện nay như facebook, zalo, instagram…


 

>>> Xem thêm : Câu chuyện hay về khởi nghiệp thành công

 

Phân loại digital marketing 

Digital marketing có 2 loại chính: Digital marketing online và digital marketing offline

 

Làm sao để lựa chọn Digital Marketing Agency phù hợp?

 

Digital online marketing

Bao gồm:

 

-Mobile Marketing: quảng cáo dựa trên các thiết bị di động có thể được tối ưu hóa để lượt hiển thị tốt hơn trên các ứng dụng (app store optimization – ASO), display ở trong các ứng dụng để cho người dùng có thể cài đặt và sử dụng.

 

- Email Marketing: Là cách tiếp cận, truyền đi một thông điệp thương mại (quảng bá sản phẩm, dịch vụ, cập nhật thông tin, tin tức….) cho một nhóm người bằng hình thức gửi email.

 

- Search Marketing (SEO & SEM): quảng cáo có trả phí đưa website lên đầu trang kết quả tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing, Youtube (SEM) và tối ưu hóa về mặt từ khóa, nội dung cấu trúc, xây dựng liên kết nội bộ website để đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của các bộ máy tìm kiếm (SEO).

 

- Content Marketing: Là hình thức tạo ra những nội dung cơ bản trên tất cả các nền tảng marketing có khả năng tương tác và thu hút người dùng nhờ đó mà tăng số lượt truy cập hay tạo ra một tệp khách hàng tiềm năng

 

- Social Advertising: quảng cáo trả phí nhằm truyền tải các thông điệp tới người dùng thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter, LinkedIn nhằm tạo ra giá trị, doanh thu hay gia tăng nhận diện thương hiệu.

 

- PPC- Pay-per-click advertising: Là  xuất hiện trên các trang tìm kiếm bằng hình thức trả phí.

 

- CPC (Cost Per Click) là mỗi lượt kích vào quảng cáo khách hàng phải trả chi phí cho lượt click đó. Với hình thức này bạn cần tối ưu sao cho chi phí bỏ ra trên mỗi lượt click là nhỏ nhất.

 

-  Tiếp thị liên kết: Là hình quảng bá sản phẩm dịch vụ. Trong đó nhà phân phối được gọi là Publisher sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp. Khi có đơn hàng thành công Publisher sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

 

Digital Marketing là gì - Điều gì bạn quan tâm nhất về Digital ...

 

Digital Offline Marketing

 

Bao gồm:

- SMS: quảng cáo thông qua tin nhắn SMS trên điện thoại (chăm sóc khách hàng và quảng cáo).

- TV / Radio: quảng cáo trên các kênh truyền hình và đài phát thanh.

- Digital Out-of-Home (OOH): quảng cáo ngoài trời ở dưới điện tử như các màn hình hiển thị LCD (các tòa nhà, sân bay và ngoài trời), biển hiệu điện tử…

>>> Xem thêm :Cần gì để khởi nghiệp thành công với số vốn 100$

 

Các bước thực hiện Digital marketing

Bước 1: Xây dựng khách hàng 

 

Đây là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn đối tượng mục tiêu để xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng cho từng sản phẩm, dịch vụ công ty để có thể đưa ra thông điệp phù hợp thu hút họ.

 

Giúp lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ tăng độ nhận diện, hay chiến lược giúp tiếp cận những khách hàng mới, thu hút họ mua hàng, tăng trưởng doanh thu từ những khách hàng có sẵn.

 

Bước 2: Xác định mục tiêu

 

Cần xác định mục tiêu cuối cùng mà công ty, doanh nghiệp cần đạt được trong quá trình Digital Marketing như vậy doanh nghiệp mới có hướng đi đúng đắn nhất tránh những sai lầm rủi ro không đáng có. 

 

Bước 3: Hiểu về thương hiệu

 

Cần  xác định được đặc trưng của công ty, doanh nghiệp mình, từ đó truyền tải những  thông điệp truyền thông của mình.

 

Bước 4:  Hiểu về đối thủ cạnh tranh

 

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp khác mà cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống bạn

Có thể phân thành 2 nhóm:

– Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Những doanh nghiệp cung cấp cùng loại hình sản phẩm.

– Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những thương hiệu cung cấp sản phẩm khác nhưng giải quyết được vấn đề về địa điểm và ngân sách giống bạn.

 

Bước 5: Kiểm tra và lên kế hoạch cho các phương tiện truyền thông

 

Kiểm tra các chỉ số liên quan đến mục tiêu: views, engagement, click to CTA, Lead..  mà xác định được sự quan tâm của khách hàng là nhiều hay ýt có hiệu quả không. Giúp cho việc đánh giá sau chiến dịch được hiệu quả và chính xác, biết rõ hướng đi đã đúng chưa, để có thể đưa ra kế hoạch Digital marketing tốt hơn trong tương lai.

 

Digital Marketing là gì? Và 15 lợi ích khiến các doanh nghiệp phát ...

 

>>> Xem thêm : Khởi nghiệp sáng tạo và thị trường hiện nay

 

Qua bài viết này, chuyên gia Lê Đình Hải đã có những chia sẻ và hướng dẫn để bạn hiểu về Digital marketing và hy vọng bạn có thể sử dụng chúng một cách xác đáng hơn tùy theo trường hợp. Từ đó sẽ hình thành nên những chiến dịch quảng cáo chính xác và hiệu quả để việc kinh doanh ngày một hồng phát. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. 

Share
Bài cũ hơn: